Sau khi bến xe miền Đông di dời, khu đất của bến xe hiện tại phải được dùng để phục vụ vận tải hành khách công cộng, làm các bãi đậu xe cao tầng, dứt khoát không xây trung tâm thương mại để rồi không giải quyết được ùn tắc giao thông. Đó là quyết định của UBND TP.HCM về "số phận" Bến xe miền Đông hiện hữu. Dự kiến, từ 30/4/2020 mọi hoạt động tại đây sẽ được di dời hoàn toàn về Bến xe miền Đông mới tại quận 9.

[caption id="attachment_9998" align="alignnone" width="2000"]

Bến xe miền Đông cũ, nằm trên 2 mặt tiền đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM. Với lưu lượng xe đông, tập trung, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng... nhiều năm qua, bất kể giờ cao điểm hay thấp điểm bến xe luôn là nỗi ám ảnh của người dân thành phố. Vì vậy TP.HCM đã có chủ trương bố trí và xây mới BXMĐ ở cửa ngõ phía đông thành phố (quận 9), nhằm giảm áp lực kẹt xe, ùn tắc giao thông cho khu vực trung tâm.

[/caption]

[caption id="attachment_9999" align="alignnone" width="2000"]

Nút giao Bình Triệu, điểm kẹt xe nghiêm trọng của TPHCM

[/caption]

[caption id="attachment_10007" align="alignnone" width="2000"]

Cầu Bình Triệu - cửa ngõ ra vào bến xe

[/caption]

Trước đó hồi năm 2014, chính quyền TPHCM đã phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, khu đất tại bến xe miền Đông hiện hữu sẽ được chia làm hai phần. Một phần được sử dụng làm bãi đậu xe buýt, xe du lịch lữ hành (khu A); phần còn lại sẽ xây dựng khu phức hợp (khu B) bao gồm trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn.

Khu phức hợp thương mại cao 20-25 tầng, thành phố sẽ tổ chức bán đấu giá tạo nguồn vốn để đầu tư dự án bến xe miền Đông mới.

Hàng loạt dự án căn hộ được phát triển xung quanh vùng Bến xe

Khi quy hoạch chuyển đổi công năng bến xe miền Đông thành trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn đã nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc xây khu thương mại và văn phòng sẽ khiến giao thông ở khu vực này ùn tắc hơn, vì lượng người ra vào các khu nhà cao tầng này rất lớn.

Tình hình giao thông xung quanh khu vực bến xe miền Đông những ngày giáp tết càng trở nên căng thẳng khi lượng người và xe đổ về đây rất lớn. Vì vậy, các tuyến đường dẫn đến bến xe hầu như đều bị ùn tắc trong khung giờ ban ngày.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng dẫn vào sân bay

Theo Công ty Samco nếu sớm được ký hợp đồng thuê đất, các sở ngành đẩy nhanh những thủ tục pháp lý còn thiếu thì công ty dự kiến có thể khánh thành vào dịp lễ 30/4/2020.

Bến xe Miền Đông mới có tổng diện tích 16ha với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Đây là bến xe được xây dựng lớn nhất nước và hiện đại trong khu vực Đông Nam Ácó thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách/năm. Giai đoạn 1 của dự án được đầu tư khoảng 740 tỷ đồng.

Theo kế hoạch di dời các tuyến vận tải hành khách cố định từ bến xe Miền Đông hiện hữu (Q.Bình Thạnh) ra bến xe Miền Đông mới, giai đoạn 1 sẽ di dời 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly từ 1.100km trở lên (từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc). Trung bình có khoảng 40 chuyến/ngày xe khách hoạt động tại bến xe mới. Bên cạnh đó, nhiều tuyến xe buýt trợ giá (số 55, 76, 150) và không trợ giá (số 602, 611) được bố trí để phục vụ khách. Dự kiến, có khoảng 80 chuyến xe buýt/ngày phục vụ khách ra vào bến xe.

Giai đoạn 2, dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành các công trình xây dựng quanh bến xe như: hầm chui, cầu vượt, cải tạo mở rộng Quốc lộ 1, hệ thống đường Hoàng Hữu Nam. Khi đó sẽ di dời tiếp 85 tuyến xe khách cố định từ Huế trở vào miền Trung, Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và các tuyến liên vận quốc tế.

Dự án Bến xe miền Đông mới
Dự án Bến xe miền Đông mới