Xu hướng “lên non” dẫn dắt thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Khoảng 5 năm trở lại đây, bất động sản nghỉ dưỡng ven biển “nở rộ” với hàng loạt dự án quy mô lớn tại các thành phố du lịch biển như Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng…Tuy nhiên, sự xuất hiện của Covid-19 đã làm đảo trục tư duy của chủ đầu tư và cả khách hàng. Thay vì “xuống biển” nghỉ dưỡng, du khách có xu hướng tìm đường “lên núi” để được hòa mình vào sống xanh với không khí trong lành mát mẻ.

Phong cách sống trở về với thiên nhiên để “nuôi cá và trồng thêm rau” đang là lựa chọn của đại đa số tầng lớp trung lưu đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM và các đô thị lân cận. Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe hơn thì việc tìm kiếm một second-home tại cao nguyên trở thành một xu hướng tất yếu. Và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng “vùng núi” sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong vài năm tới thay cho thị trường ven biển.

Theo đó, nhà đầu tư cũng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đầu tư. Khi dòng tiền tài chính không còn mở rộng như trước, một dự án nghỉ dưỡng “hợp thời” cần phải thỏa mãn ba tiêu chí: vị trí, giá cả và pháp lý an toàn để thu hút nhà đầu tư. Giữa thời buổi “thời gian là vàng”, khách hàng có xu hướng sở hữu bất động sản có vị trí tốt, không quá xa TP.HCM, kết nối giao thông hoàn chỉnh để thuận tiện trong việc di chuyển. Đồng thời, mức giá không quá cao để đảm bảo khả năng xoay vòng tài chính và cơ hội gia tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa, dự án nếu có được pháp lý an toàn sẽ trở thành “kim bài” mang đến thành công trong tương lai. Có thể nói, giữa thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực phía Nam, không nhiều khu vực thỏa mãn những tiêu chí trên. Và Lâm Đồng được đánh giá là thị trường cao nguyên hiếm hoi hội tụ được mọi yếu tố nổi bật của một công thức đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay.

“Chọn mặt gửi vàng” bất động sản nghỉ dưỡng Lâm Đồng

Lâm Đồng cách trung tâm TP.HCM  hơn 220km với hơn 3 tiếng xe chạy. Lợi thế khoảng cách còn được nâng tầm với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm như cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Liên Khương – “trục con thoi” giữa TP.HCM và Tây Nguyên, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, cao tốc Liên Khương – Prenn (Đà Lạt), đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, sân bay Lộc Phát với quy mô 50-100ha đang được khẩn trương hoàn thiện thiết kế. Những dự án này không chỉ rút ngắn khoảng cách từ TP.HCM đến Lâm Đồng mà còn có vị trí chiến lược góp phần thúc đẩy thông thương giữa khu vực Tây Nguyên.

Song song với việc gìn giữ thiên nhiên hoang sơ, chú trọng phát triển kinh tế, đưa Lâm Đồng trở thành đô thị “hạt nhân”, dẫn đầu các ngành công nghiệp như sản xuất tơ tằm, khai thác khoáng sản, đặc biệt là chú trọng vào phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, đồng thời phát triển thêm các ngành thuộc dịch vụ và du lịch…

Sức hút của Lâm Đồng không chỉ đến ở vị trí thuận lợi mà còn xuất phát từ mức giá “hấp dẫn” bậc nhất trên thị trường hiện nay. Hiện tại nơi đây chỉ có hai khu vực thuộc Lâm Đồng có giá đất khá cao và bắt đầu giai đoạn bão hòa là Đà Lạt, và Bảo Lộc với mức giá gần như “chạm đỉnh” còn những  khu vực khác thuộc địa phần tỉnh Lâm Đồng như huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng chỉ đang trong thời kỳ “khai phá”. Quỹ đất ngày càng phát triển với Đồ án quy hoạch mở rộng không gian đô thị.

Căn biệt thự nghỉ dưỡng trên đồi lộng gió, đón ánh nắng ban maiCăn biệt thự nghỉ dưỡng trên đồi lộng gió, đón ánh nắng ban mai

Cùng với đó là mức giá đất khá mềm, chỉ dao động từ 13-20 triệu/m2 tại khu vực trung tâm, khi đi ra khu vực xa trung tâm giá đất nơi đây lại càng rẻ, tiềm năng sinh lời cực cao. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng sở hữu một sản phẩm nghỉ dưỡng với mức giá tốt và cơ hội gia tăng lợi nhuận cao. Các chuyên gia nhận định, Lâm Đồng đang đứng trước thời cơ phát triển vượt bậc và mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư thông minh đang tìm kiếm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng lý tưởng để gia tăng giá trị đầu tư.