Thế nhưng, cùng với sự phát triển đó thì BĐS cũng đang để lại cho TP.HCM những bãi rác bê tông ngàn tỷ, trở thành những hình ảnh tiêu cực trong bức tranh phát triển của thành phố.
1. Tòa nhà Saigon One Tower (IFC)
• Tổng vốn 5000 tỷ
• Diện tích 6600m2
• Khởi công 2007
Với vị trí ngay trung tâm Q.1, cạnh con sông Sài Gòn. Những tưởng với bao nhiêu lợi thế ấy tòa nhà sẽ trở thành một trong những công trình biểu tượng của thành phố. Góp phần vào sự hào nhoáng, lung linh với những ánh đèn rực rỡ trong bầu trời đêm. Thì hiện tại, sau 16 năm khởi công và đôi ba lần đổi chủ thì số phận tòa nhà ấy vẫn là một dấu hỏi lớn, và người ta vẫn phải chờ đợi kết luận từ thanh tra Chính Phủ. Trong thời gian chờ đợi ấy, tòa nhà đó vẫn thế, vẫn cứ dở dang, và vẫn cứ làm xấu đi hình ảnh Q.1 với một màu sắc xám xịt từ những khối bê tông cao vút.
2. Khu tái định cư Bình Khánh
• Quy mô 3790 căn hộ tái định cư
• Bàn giao 2015
Dự án thuộc chương trình 12.500 căn phục vụ tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Có một vị trí khá đẹp, mặt tiền tuyến đường Mai Chí Thọ, kết nối thuận tiện về Q.9 cũng như khu vực trung tâm thành phố. Đáng lý ra, đây phải trở thành một dự án kiểu mẫu, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về nơi ở cho người dân tái định cư. Thì cho đến nay sau gần 10 năm bàn giao khu tái định cư vẫn hoàn toàn vắng bóng người ở, do đa số người dân chọn phương án nhận tiền bồi thường. Thật trơ trêu, thời điểm nơi đây đông đúc người nhất lại là thời điểm cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, khi nó được trưng dụng để làm bệnh viện dã chiến phục vụ việc cách ly và chữa trị bệnh nhân Covid.
Sau 4 lần thành phố đem ra đấu giá, lần gần nhất là năm 2021 với giá khởi điểm là 9900 tỷ nhưng đều không thành công. Sẽ chẳng biết số phận của khu căn hộ này rồi sẽ ra sao?
3. Trung tâm triển lãm Thủ Thiêm
• Tổng vốn 800 tỷ
• Diện tích 1800m2
• Khởi công 2013
Nằm ngay đầu cầu Thủ Thiêm 2, bất cứ ai đi nqua sẽ thấy một kiến trúc độc đáo có phần nào đó giống một Kim Tự Tháp màu đen. Đó chính là trung tâm triểm lãm Thủ Thiêm, sau khi hoàn thành sẽ có chức năng là trung tâm triển lãm của thành phố. Vậy mà sau 10 năm khởi công, người dân có một tòa nhà màu đen xấu xí, ngổn ngang vật tư nằm trơ trọi ven sông và xung quanh là cỏ dại.
Hiện tại, dự án đã có nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian dài ngưng trệ. Các tuyến đường xung quanh cũng không cho xe qua lại. Thế nhưng, chính quyền thành phố vẫn chưa có câu trả lời cụ thể về số phận của tòa nhà này.
4. Thuận Kiều Plaza
• Tổng vốn 55tr USD
• Diện tích 10000m2
• Hoàn thành 1999
Từng là một dự án khủng nhất Sài Gòn khi ấy, Thuận Kiều Plaza còn là biểu tượng cho sự phát triển của thị trường BĐS TP.HCM. Vậy nhưng, sau khi hoàn thành thì dự án chỉ hoạt động cầm chừng. Số lượng người ở ít ỏi, phần lớn căn hộ không có người ở trong nhiều năm. Dù có vị trí đắc địa tại Q.5 nhưng cho đến nay thì Thuận Kiều Plaza đã trở nên khá hoang tàn, nhếch nhác. Giống với Saigon One Tower, dự án này tưởng chừng có thể thay do đổi thịt khi được về tay Vạn Thịnh Phát năm 2014. Nhưng cho đến nay, phần lớn căn hộ tại đây vẫn không có người sử dụng.
Có rất nhiều lý do đã được phân tích và chỉ ra để giải thích cho sự hoang hóa tại những công trình, dự án này. Thế nhưng, dù là lý do gì thì thực tế là đã có rất nhiều tiền của bị lãng phí trong những khối bê tông ấy. Không chỉ thế, những công trình này còn là gánh nặng cho cả xã hội ở hiện tại lẫn tương lai. Chi phí duy tu, bảo dưỡng, trông coi cũng có thể tiêu tốn đến hàng trăm tỷ. Những công trinh này, nói không quá thì đang là những khối rác bê tông trong thành phố.